Thời kỳ phân liệt (tk 9–tk 13) Lịch_sử_Tây_Tạng

Xem thêm: GugeA-đề-sa

Sau cái chết của Langdarma, vị vua cuối cùng của Thổ Phồn thống nhất, một cuộc nội chiến tranh giành ngôi vua đã xảy ra giữa Thái tử Yumtän và Hoàng tử Ösung, điều này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực tập trung tại Thổ Phồn mãi cho đến thời kỳ Sakya. Cuối cùng, phe Ösung giành quyền kiểm soát Lhasa, còn Yumtän phải chạy tới Yarlung, tạo ra một chi vua mới riêng biệt [16]. Năm 910, lăng mộ của các Hoàng đế bị phá hủy.

Con trai Ösung là Pälkhortsän, vẫn duy trì quyền lực ở trung tâm Thổ Phồn, tuy nhiên đến đời con ông là Trashi Tsentsän nối ngôi, một người con khác là Thrikhyiding (hoặc Kyide Nyigön) đã tới vùng thượng Ngari phía tây, lấy một người vợ thuộc dòng dõi quý tộc Thổ Phồn và lập nên một quốc gia riêng tại đây [17].

Sau sự sụp đổ của Thổ Phồn vào năm 842, Nyima-Gon, đại diện cho một gia đình hoàng gia cổ tại Thổ Phồn, đã kiến lập lên triều đại đầu tiên tại khu vực tương ứng Ladakh ngày nay. Con trai cả của Thrikhyiding sau đó trở thành vua của Maryul tại vùng Ladakh, hai người em trai thì cai trị miền tây Thổ Phồn, lập nên các quốc gia tương ứng là Guge và Purang.

Tranh vẽ Đại sư Atiśa.

Trưởng tử một vị vua Guge thời kỳ sau này là Korre, hay còn được gọi là Changchub Yeshe-Ö, đã quyết định xuất gia. Ông gửi những học giả trẻ tuổi tới Kashmir để học tập và mời Đại sư Atiśa tới Thổ Phồn vào năm 1040, từ đó mở ra thời kì Chidar của Phật giáo Tây Tạng. Còn ngôi vua Guge từ đó được truyền sang cho chi thứ [18].

Phục hưng Phật giáo (tk 10–tk 13)

Theo nhiều ghi chép, Phật giáo đã bí mật được khôi phục tại khu vực Kham từ trước đó, tuy nhiên tới thế kỷ thứ 10 và thế kỷ thứ 11, Phật giáo đã hồi sinh mạnh mẽ không chỉ trên lãnh thổ Thổ Phồn mà còn lan rộng tầm ảnh hưởng ra xa hơn nữa về hai phía đông tây [19]. Các sử gia phương tây gọi đây là thời kỳ Phục hưng của Tây Tạng.

Muzu Saelbar, hay sau này được biết đến với cái tên học giả Gongpa Rabsal (832-915), là người đã chịu trách nhiệm chấn hưng Phật giáo tại vùng đông bắc Thổ Phồn, ông là người đã khai sinh ra phái Nyingma trong Phật giáo Tây Tạng. Ở phía tây có Rinchen Zangpo (958-1055), một dịch giả nổi tiếng, ông đã xây dựng nhiều chùa chiền và tu viện.

Một lần nữa, các học giả và nhà truyền giáo Ấn Độ lại trở thành khách mời quen thuộc tại Thổ Phồn. Nổi bật nhất là Đại sư Atiśa (982-1054) từ tu viện Vikramashila của vương quốc Pāla. Ông theo lời mời của vua Guge, đã tới Thổ Phồn thuyết giảng và qua đời ở đây sau này. Đại đệ tử của ông, Dromtonpa, đã sáng lập nên phái Kadam, có ảnh hưởng lớn tới nhiều tông phái mới của Phật giáo Tây Tạng ngày nay.

Một tông phái nổi bật là phái Sakya được sáng lập bởi Khön Könchok Gyelpo (1034–1102), một học trò của dịch giả Drogmi Shākya vĩ đại. Người đứng đầu của tông phái này được gọi là Sakya Trizin, theo bước của Đại thành tựu Virūpa trở thành biểu tượng của sự thông thái.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Tây_Tạng http://english.chinatibetnews.com/Culture/The_Past... http://www.dalailama.com/news.42.htm http://folkdoc.com/classic/p04/da001.htm http://info-buddhism.com/Christian_Missionary_Enga... http://www.thetibetpost.com/en/outlook/opinions-an... http://cc.purdue.edu/~wtv/tibet/article/art4.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19955425 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2795552 http://www.irenees.net/en/fiches/analyse/fiche-ana... http://www.mainstreamweekly.net/article2582.html